Nhân khẩu México

Biểu đồ tăng trưởng dân số México
Bài chi tiết: Nhân khẩu México

Theo ước tính vào năm 2017, dân số México khoảng 123,5 triệu người và đây là quốc gia có số lượng người nói tiếng Tây Ban Nha nhiều nhất thế giới[45]. México là quốc gia đông dân thứ hai khu vực Mỹ Latinh (sau Brasil nói tiếng Bồ Đào Nha) và đồng thời cũng là quốc gia đông dân thứ hai tại Bắc Mỹ (sau Hoa Kỳ). Trong thế kỷ XX, một đặc điểm nổi bật của dân số México là mức gia tăng dân số rất nhanh. Tuy rằng hiện nay, tốc độ gia tăng dân số đã giảm xuống còn dưới 1% nhưng dân số México đã vượt quá mốc 100 triệu người và còn tiếp tục gia tăng hơn nữa. Đồng thời bên cạnh đó, México được coi là một quốc gia với dân số trẻ, với khoảng 50% dân số có độ tuổi dưới 29 [45].

Năm 1900, dân số México là 13,6 triệu người[46]. Từ những năm 1930 đến 1980, hay giai đoạn được gọi là "Phép màu México", chính phủ México đã có những đầu tư hiệu quả vào việc phát triển kinh tế và cải thiện đời sống người dân khiến tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh được giảm xuống rõ rệt. Dân số México gia tăng nhanh chóng trong thế kỷ XX và bây giờ đã bắt đầu có xu hướng chậm lại. Tốc độ gia tăng dân số từ mức đỉnh 3,5% năm 1965 nay đã hạ xuống 1,4% năm 2017.

Tốc độ gia tăng dân số có sự khác biệt giữa các vùng của México. Khu vực thủ đô México có tốc độ tăng dân số chỉ có 0,2%, và đặc biệt bang Michoacan có mức tăng trưởng dân số là -0,1%. Trong khi đó một số vùng khác thưa dân hơn lại có mức độ tăng trưởng dân số cao (được ảnh hưởng khá nhiều từ quá trình nhập cư) là Quintana Roo (4,7%) hay Baja California Sur (3,4%)[47].

Nhập cư và di cư

Dân châu Âu, chủ yếu là người Tây Ban Nha đã nhập cư vào México trong thời kỳ nước này còn là một thuộc địa của Tây Ban Nha. Đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, một dòng người nhập cư mới đến từ châu Âu cũng xuất hiện chủ yếu do sự nghèo đói tại quê hương, tuy không đông đảo như các đợt di dân đến Argentina, BrasilUruguay. Ngoài người Tây Ban Nha, những nhóm người châu Âu nhập cư bao gồm người Anh, người Ireland, người Ý, người Đức, người Pháp, người Hà Lan[48]... Một bộ phận người Trung Đông cũng nhập cư vào México trong thời kỳ này, chủ yếu họ đến từ Thổ Nhĩ KỳLiban[49]. Bên cạnh đó còn có một số cộng đồng người Viễn Đông như người Trung Quốc đi qua Hoa Kỳ xuống định cư ở miền bắc México và người bán đảo Triều Tiên ở miền trung México[50].

Trong thập niên 1970 và 1980, México đã mở cửa cho những người tị nạn chính trị đến từ khắp các nước Mỹ Latinh như Argentina, Chile, Cuba, Peru, Brazil, Colombia và các nước Trung Mỹ. Những cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc tại các nước Mỹ Latinh láng giềng cũng góp phần làm gia tăng cộng đồng của họ tại México, như người Argentina tại México được ước tính có khoảng 110.000 đến 130.000 người[51]. Bên cạnh đó, khoảng 1 triệu người Mỹ cũng định cư tại México, chủ yếu vì lý do nghỉ dưỡng sau khi đã về hưu.

México hiện nay là nước có tỷ lệ di cư âm (di cư nhiều hơn nhập cư), với tỉ lệ là -4,32/1000 người. Chủ yếu người dân México di cư đến Hoa Kỳ để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong thập niên 1990 và đầu những năm thập niên 2000, dòng người di cư từ México sang Hoa Kỳ đã gia tăng một cách đột biến, chiếm khoảng 37% tổng lượng dân México tại Mỹ. Việc nhập cư bất hợp pháp từ México vào Mỹ cũng là một vấn đề lớn trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Vào năm 2017, ước tính có khoảng 36 triệu người Mỹ tự nhận mình là người gốc México [52]. Giải thích cho việc mặc dù nền kinh tế México đã phát triển rõ rệt song tỉ lệ di cư vẫn cao, nhiều người cho rằng đó là do sự bất bình đẳng về kinh tế trong nước, khoảng cách giàu nghèo gia tăng và một số người México sau khi định cư tại Mỹ đã quyết định đón gia đình của mình từ México sang. Tính đến năm 2017, ước tính có 12,9 triệu người Mexico sống ở nước ngoài, chủ yếu là ở Hoa Kỳ, tập trung gần 98% dân số Mexico sống tại nước ngoài [53]. Đa số người Mexico tại Hoa Kỳ định cư ở các bang như California, TexasIllinois, đặc biệt là ở các khu vực đô thị của Los Angeles, Chicago, HoustonDallas-Forth Worth [54].

Tính đến năm 2017, ước tính có 1,2 triệu người nước ngoài đã định cư tại Mexico [55], tăng so với con số gần 1 triệu vào năm 2010 [56]. Đại đa số người nhập cư đến từ Hoa Kỳ (900.000), khiến Mexico trở thành điểm đến hàng đầu cho công dân Hoa Kỳ ở nước ngoài [55], tăng so với con số gần 1 triệu vào năm 2010 [57]. Nhóm lớn thứ hai đến từ nước láng giềng Guatemala (54.500), tiếp theo là Tây Ban Nha (27.600). Các nguồn nhập cư chính khác tới từ các nước đồng bào Mỹ Latinh, bao gồm Colombia (20.600), Argentina (19.200) và Cuba (18.100) [55].

Tôn giáo

Nhà thờ ở Puebla
Tôn giáo tại México (2010)[58]
Công giáo Roma
  
83%
Tin lành
  
10%
Khác
  
0.2%
Không tôn giáo
  
5%
Vô thần
  
3%

Theo điều tra nhân khẩu năm 2010, tuyệt đại đa số người dân México theo Công giáo Rôma (83%), mặc dù số lượng người đi lễ nhà thờ hàng tuần nhỏ hơn rất nhiều, chỉ khoảng 47%. Khoảng 5,2% dân số México theo đạo Tin lành, số còn lại theo một số tôn giáo khác và 4,7% là vô thần [58]. México cũng là quốc gia có số dân theo đạo Công giáo lớn thú hai thế giới sau Brasil.

Những bang có tỉ lệ người theo đạo Công giáo cao nhất là các bang miền trung México như Guanajuato (96,4%), Aguascalientes (95,6%), Jalisco (95,4%), trong khi đó những bang ở phía đông nam có tỉ lệ theo đạo Công giáo thấp nhất như Chiapas (63.8%), Tabasco (70.4%) and Campeche (71.3%)[59]. Tỉ lệ người dân México theo Công giáo đã giảm xuống từ mốc 98% năm 1950 xuống còn 87,9% năm 2000 và 83% năm 2010. Tỉ lệ này sẽ còn tiếp tục giảm xuống song đạo Công giáo vẫn đống vai trò hàng đầu về tôn giáo tại México.

Không như một số quốc gia Mỹ Latinh khác, Hiến pháp México 1857 đã tách riêng hoạt động của nhà nước và nhà thờ. Chính phủ không cấp cho nhà thờ bất cứ nguồn lợi kinh tế nào như ở Tây Ban Nha hay Argentina[60] và nhà thờ cũng không được tham gia vào các hoạt động giáo dục ở các trường công (mặc dù họ có thể tham gia ở các trường tư). Thậm chí, chính phủ México còn quốc hữu hóa các tài sản của nhà thờ (đến thập niên 1990 thì một số lại được trao trả). Các linh mục và thầy tu tại México không được quyền bầu cử hay tham gia ứng cử vào các vị trí trong chính quyền.

Theo điều tra dân số năm 2010, có 67.476 người Do Thái ở Mexico [58]. Tín đồ Hồi giáo ở Mexico chủ yếu là người Mexico gốc Ả Rập, tập trung đông nhất là ở xung quanh khu vực San Cristóbal de las Casas ở Chiapas [61][62]. Cũng trong điều tra dân số năm 2010, 18.185 người Mexico được báo cáo là tín đồ của một tôn giáo phương Đông, bao gồm một cộng đồng Phật giáo nhỏ bé [58].

Ngôn ngữ

Một bản viết bằng tiếng Nahualt

Mặc dù tiếng Tây Ban Nha được 97% dân số México sử dụng song nó không được công nhận là ngôn ngữ chính thức duy nhất của quốc gia[63]. Theo Hiến pháp của México, tất cả các ngôn ngữ bản địa đều được quyền bình đẳng ngang với tiếng Tây Ban Nha, bất kể số người nói nhiều hay ít. Người dân hoàn toàn có quyền được yêu cầu cung cấp các dịch vụ công cộng và các tài liệu bằng ngôn ngữ bản địa của mình[64]. Thậm chí chính phủ México còn công nhận cả những ngôn ngữ bản địa của người da đỏ không có nguồn gốc từ México như tiếng của người Kickapoo (nhập cư từ Hoa Kỳ)[65] và ngôn ngữ của những người da đỏ tị nạn Guatemala[66]. México cũng đã thành lập các trường học song ngữ ở cấp tiểu học và trung học cho các học sinh nói ngôn ngữ bản địa. Hiện nay, có khoảng 7,1% dân số México có nói ít nhất một ngôn ngữ bản địa và có khoảng 1,2% dân số hoàn toàn không sử dụng tiếng Tây Ban Nha[67].

México là quốc gia có số lượng người nói tiếng Tây Ban Nha nhiều nhất thế giới, hơn gấp đôi Tây Ban Nha là nơi bắt nguồn của ngôn ngữ này. Do vậy, México có vai trò quan trọng trong việc truyền bá ảnh hưởng của tiếng Tây Ban Nha ra thế giới, đặc biệt là vào Mỹ. Khoảng 1/3 số người nói tiếng Tây Ban Nha trên thế giới sống tại México[68]. Bên cạnh đó, tiếng Nahuatl là thứ tiếng được sử dụng phổ biến thứ nhì tại đất nước này với khoảng 1,7 triệu người sử dụng, sau đó là tiếng Maya Yucatec với 800.000 người. Một số ngôn ngữ thiểu số của México đang có nguy cơ biến mất, ví dụ như tiếng Lacandon được sử dụng bởi không quá 100 người.

Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng người Mỹ tại México, những thành phố giáp biên giới phía bắc và các trung tâm kinh tế, tài chính lớn. Một số ngôn ngữ gốc Âu khác cũng được sử dụng nhiều là tiếng Venezia (bắt nguồn từ Ý), tiếng Plautdietsch (miền nam Đức), tiếng Đức, tiếng Pháptiếng Digan.

Chủng tộc

Trẻ em México tại Monterrrey

México là một quốc gia có nhiều sắc tộc khác nhau và Hiến pháp nước này ghi rõ México là một quốc gia đa chủng tộc. Dân México có thể chia làm các nhóm chính sau:

  • Người Mestizo (tức người lai giữa người da trắng và người da đỏ) là nhóm sắc tộc chiếm tỉ lệ cao nhất tại México, ước tính từ 60-75%[69].
  • Người da đỏ bản địa được ước tính chiếm khoảng từ 12 - 30% dân số. Đây là những cư dân đầu tiên của México do vậy các ngôn ngữ của họ được chính phủ México công nhận là ngôn ngữ quốc gia và được bảo vệ.
  • Người da trắng chiếm khoảng 9 - 17% dân số là những người dân nhập cư gốc châu Âu. Họ có nhiều nguồn gốc khác nhau trong đó chủ yếu là Tây Ban Nha, rồi đến một số nhóm khác như Pháp, Italy, Bồ Đào Nha, Basque, Đức, Ireland, Ba Lan, România, Nga... Ngoài ra còn có một số người Mỹ và Canada gần đây cũng di cư đến México.

Người da đen chiếm một thiểu số không đáng kể tại México, tập trung ở vùng bờ biển Veracruz, Tabasco, Guerrero. México cũng có một cộng đồng người Á khá đông đảo đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines, Nhật Bản, Liban, Thổ Nhĩ Kỳ...

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: México http://www.lanacion.com.ar/coberturaespecial/argen... http://post.queensu.ca/~nossalk/papers/hyperpower.... http://www.enciclopedia.cat/ http://www.cbsnews.com/stories/2009/07/17/world/ma... http://edition.cnn.com/2012/11/22/world/americas/m... http://www.emayzine.com/lectures/mex9.html http://www.esmas.com/noticierostelevisa/mexico/443... http://www.foxnews.com/world/2010/12/16/killed-mex... http://www.globalfirepower.com/country_detail.asp?... http://www.globalfirepower.com/list_avail_mil_manp...